Thờ ơ, được hiểu đơn giản là sự vô cảm của bản thân với một sự vật, sự việc, con người hoặc hoàn cảnh. Thờ ơ ở giới trẻ (từ 13-17) được thể hiện một cách rõ ràng và phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Những biểu hiện như:

  • Con coi những công sức của cha mẹ nuôi dạy và chăm sóc cho mình là một điều hiển nhiên.
  • Con thờ ơ với tương lai của mình, không có mục tiêu, không hiểu vì sao mình phải nỗ lực trong học tập, ngoại khóa.
  • Con không có nhu cầu giao tiếp, chia sẻ với gia đình người thân.
  • Con không cảm thông và cũng không muốn cảm thông đối với người khác.
  • Con trở nên ích kỷ, quan tâm đến những vấn đề và nhu cầu của bản thân.
  • Con không tạo được dấu ấn trong trường lớp, câu lạc bộ

Đấy chỉ là một số ví dụ trong vô số những biểu hiện về thờ ơ ở các bạn học sinh. Tất nhiên, không phải ai cũng có biểu hiện giống nhau và không phải ai cũng vô cảm với xung quanh. Tuy nhiên, đây lại một vấn đề rất dễ mắc phải một cách vô thức.

Có rất nhiều lý do cho sự thờ ơ:

  • Một cuộc sống đầy đủ, các bạn cảm thấy không có gì phải cố gắng
  • Cha mẹ chiều chuộng con, đáp ứng những nhu cầu của con mà không cần đổi lại gì
  • Công nghệ dần khiến cho con người xa cách nhau
  • Vì không có ai để truyền cảm hứng
Vậy thờ ơ sẽ ảnh hưởng lên cuộc sống của các bạn học sinh như thế nào:

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ngay rằng, khoảng cách giữa người với người, giữa cha mẹ và con, giữa học sinh và xã hội ngày càng xa nhau. Khoảng cách này không có giới hạn và nó sẽ tiếp tục xa hơn nếu bị mặc kệ. Không chỉ ảnh hưởng đến các mối quan hệ của các bạn trẻ, sự thờ ơ khiến cho các bạn thiếu đi mục tiêu sống hoặc đáng sợ hơn là thiếu đi động lực trong cuộc sống. Và cuối cùng, sự thờ ơ lấy đi của các bạn trẻ những cơ hội quý giá trong cuộc sống. Thử hình dung một người quan tâm đến người khác, nhận được sự giúp đỡ và truyền cảm hứng từ nhiều bạn bè thầy cô anh chị, một người biết mình muốn làm gì cho tương lai, cố gắng củng cố kiến thức, kỹ năng để theo đuổi mục tiêu đó, chắc chắn sẽ khó có thể có một tương lai kém hơn một người dành tuổi trẻ của mình để hưởng thụ, sống cho bản thân và “há miệng chờ sung” từ cha mẹ phải không ạ?