Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Mấy ngày nay mình đã đọc được rất nhiều bài báo liên quan. Và cảm thấy con người bây giờ thật vô ơn. Không biết sự vô ơn như vậy có phải là vô thức hay họ vẫn nhận thức được và vẫn làm. Từ việc các bạn trẻ đi thi đường lên đỉnh olympia du học rồi ra định cư nước ngoài(Mặc dù nhiều bạn đưa ra lý do cũng khá thuyết phục). Rồi gần đây là những phản ánh tiêu cực về cách chống dịch của Việt Nam của bệnh nhân 17 trên các trang báo nước ngoài.

Mình nhớ là những bài học về lòng biết ơn. Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là những bài học vỡ lòng mà sao mọi người thờ ơ quá chừng. Phải chăng mọi người quá vô tâm rồi trở nên vô ơn trong vô thức. Chắc các bạn cũng không lạ lùng gì những cảnh tượng ở nhà hàng, khách sạn những con người có tiền lên giọng làm cha, làm mẹ thiên hạ đi hạch sách những bạn phục vụ vì phải đợi lâu hay có những cử chỉ không vừa ý. Nên nhớ rằng các bạn đang bỏ tiền ra là để mua dịch vụ, chứ không phải là bố thí, cho không ai cái gì cả. Và chính những hành động đó của chúng ta vô tình đã làm cho những người xung quanh bị ảnh hưởng. Ảnh hưởng nhất là những người thân trong gia đình, nhất là những thành viên nhỏ tuổi. Họ coi như đó là một chuẩn mực của xã hội. Thật nguy hiểm các bạn ạ. Từ đó dẫn tới vô vàn các hệ lụy về sự thông cảm, biết ơn của các em nhỏ.

Đặng Lê Nguyên Vũ trình bày quan điểm về tiền bạc, nợ nần vay trả: 'Khi bạn nợ tiền một ai đó, hãy hiểu sâu sắc rằng chữ 'Nợ' ấy không thể chỉ trả bằng giấy bạc, sòng phẳng như giấy bạc.' Đó chính là sự biết ơn.

hình ảnh

Ảnh: cafebiz

Lầm tưởng lòng tốt sự giúp đỡ là nghĩa vụ họ phải làm.

Mình chia sẻ một câu chuyện có thật ở công ty mình. Công ty mình cũng bự và có căng tin riêng. Và cứ sau một thời gian công ty sẽ làm khảo sát để đánh giá chất lượng dịch vụ nhằm mục đích nâng cao chất lượng phục vụ. Và có một sự thật bất ngờ là những người bạn đi ăn cùng mình ngày nào cũng ăn tại căng tin lại đánh giá dịch vụ rất tệ. Mình có hỏi thì họ nói nấu đi nấu lại các món chán. Đơn giản vì cái đó mà các bạn ấy đánh giá rất thấp tất cả các câu hỏi khảo sát. Và mình thắc mắc nếu vậy sao ngày nào họ cũng ăn. Căng tin đâu bắt họ ăn đâu. Và mình nhận ra không phải là căng tin nấu giở, các món lặp đi lặp lại. Mà là do con người luôn muốn những thứ mới mẻ hơn tốt hơn những gì mình đang có. Và họ đỗ lỗi cho những thứ hiện tại ko tốt. Vì bất cứ lý do gì. Vậy vô tình các bạn đang phủ nhận những giá trị đóng góp của người ta cho mình trong thời gian qua rồi. Đó phải chăng chính là 1 sự vô ơn.

Sự vô ơn làm mất rất nhiều thứ giá trị trong cuộc sống. Tiền bạc, lòng tin, mối quan hệ gia đình, bạn bè...

Việc hằng ngày mà chắc ai cũng từng thấy hoặc trải qua là sự vay mượn tiền bạc. Nêu các bạn vay ngân hàng hoặc vay của đơn vị cho vay lấy lãi thì mình không nói làm gì. Nhưng khi bạn cần một khoản tiền gấp và bạn đi vay những người bạn bè, thân quen thì bạn phải biết ơn người ta vì đã giúp họ trong lúc khó khăn chứ đúng không? Chẳng ai có nghĩa vụ phải cho bạn mượn tiền cả. Vậy tại sao họ cho bạn mượn. Vì họ tin tưởng bạn, họ muốn giúp bạn vượt qua khó khăn. Vậy bạn phải thể hiện sự biết ơn như nào. Bạn có trả cho người ta đúng hẹn hay không. Bạn có thành thật về việc vay trả hay không? Có câu "Vay tiền thấy lòng người, Trả tiền thấy rõ nhân phẩm". Bạn kì kèo khất nợ hết lần này tới lần khác. Tiền nong chỉ là con số nhưng vô tình bạn đã đánh mất niềm tin ở nơi họ.Thứ mà bạn mất đi rất khó lấy lại được. Và một điều chắc chắn nếu bạn trả xong nợ thì lần sau bạn mượn sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Thậm chí là không được.

hình ảnh

Sự vô ơn đến từ những người vô trách nhiệm, thiếu ý thức

Chắc các bạn vẫn còn chưa quên việc một số người Việt Nam vô ý thức vì mấy triệu bạc mà đưa người vượt biên trái phép vào Việt Nam trốn cách ly. Mình không nghĩ là họ ko biết hậu quả của việc họ làm. Nhưng tại sao biết mà họ vẫn làm. Có phải vì lòng tham... Nhưng mà mình nghĩ nhiều hơn tới việc sự vô ơn đối với chính nơi họ đang sống, là đất nước của họ, quê hương của họ sao họ lại làm vậy. Các nước khác trên thế giới đang cố gắng như thế nào để kiềm chế dịch bệnh. Sự ảnh hưởng của dịch bệnh to lớn như nào tới kinh tế, đời sống sinh hoạt của mọi người. Cài này thời sự trên tivi mỗi ngày đều nói cơ mà. Chính phủ Việt Nam đang rất cố gắng nỗ lực và làm rất tốt trong việc phòng chống dịch covid-19. Để chúng ta có một cuộc sống bình thường như này phải biết ơn chứ. Nhìn sang các nước tiên tiến như Mỹ, Pháp, Anh thử xem. Phải gồng mình chống chọi so với cuộc sống bình thường các bạn còn muốn ý kiến gì nữa. 

Buồn hơn nữa là một cơ số người bị bệnh được nhà nước đón về chữa trị  thì chê ỏng chê eo khu vực cách ly, Rồi trốn khỏi khu cách ly, Chữa xong cho thì lên mạng nói này nói kia. Mình chẳng hiểu nổi họ đang suy nghĩ cái gì. Sự biết ơn trong họ ở đâu khi đất nước cứu vớt họ thì họ lại quay lưng tỏ thái độ như vậy. Đặng Lê Nguyên Vũ có nói "Bạn có thể là một người nghèo nhưng đừng làm một người bội tín hay vô ơn. Bạn có thể không đủ tiền để trả nhưng phải biết dùng miệng để giữ lại chút tín nhiệm. Bội tín chính là sự suy sụp về mặt kinh tế, bội tín cũng chính là sự thất bại nặng nề về mặt nhân cách". Đôi khi người ta giúp bạn không phải là người ta muốn bạn trả lại cái ơn mà đơn giản họ thấy bạn tử tế, họ tin tưởng bạn. Họ giúp bạn mà chẳng có một chút vụ lợi gì. Với những sự giúp đỡ như vậy bạn nghĩ xem bạn lấy gì để trả xứng với tấm lòng người ta. 

hình ảnh

Luật nhân quả, nhãn tiền.

Không biết các bạn thế nào. Còn mình thì rất tin tưởng vào luật nhân quả. Các bạn gieo gì thì sẽ gặt đó thôi. Các bạn trồng cây trái thì các bạn sẽ nhận được trái ngọt. Các bạn sống tốt thì được người ta thương, Các bạn nỗ lực phấn đấu thì tương lai các bạn sẽ trở nên sung túc hơn. Các bạn vô ơn, không quý trọng sự giúp đỡ của người khác thì sẽ bị mọi người xung quanh ghét bỏ, đơn độc. Và nặng nề hơn là cả 1 hệ lụy đằng sau. Các bạn như một chiếc gương đối với con cái của các bạn,Và mình không hy vọng là sau này các bạn bị chính những đứa con mình đối xử như bạn đã từng đối xử vô ơn với người khác. Nên hãy cân nhắc và suy xét.